samedi 2 janvier 2010

Bài thuyết trình của một cựu sinh viên Insa nhân ngày lễ tốt nghiệp



Thưa các bậc phụ huynh và những người bạn bè thân hữu, mà giờ đây có lẽ tôi phải gọi là đồng nghiệp.

Hãy để tôi đề cập đến một vài phút về một trong những người bạn của chúng tôi, Nguyễn Tiến Trung, tốt nghiệp INSA Rennes trong năm 2007. Tôi phải thú nhận rằng mình đã bị sốc, khi đang ngồi trong không khí ấm áp đằng sau máy vi tính, được tự do rời khỏi phòng bất cứ lúc nào tôi muốn, tôi biết được rằng Trung đã bị bắt ngày 07 Tháng 7 năm 2009 ở Việt Nam.

Kể từ ngày 7 tháng 7 năm 2009, trong 5 tháng dài, Trung bị bắt giam chỉ vì dám lên tiếng kêu gọi, cho một cuộc sống tự do hơn tại Việt Nam như nhiều trí thức khác và muốn chia sẻ những giá trị của tự do ngôn luận và dân chủ. Các giá trị mà Trung đã tiếp xúc và đã bị quyễn rũ khi Trung còn ở Pháp, ở đây ngay tại chính trường Insa này. Kể từ ngày 7 tháng 7 năm 2009 đến khi tôi viết bài viết này (27/11/2009), Trung vẫn không gặp một luật sư và không có ngày xét xử nào được ấn định.

Việc Trung bị bắt giam đã cho tôi nhận thức rằng chúng tôi không thực sự bình đẳng về luật pháp !

Tuy nhiên, Trung không có tham vọng khác hơn là để giúp đất nước của mình. Sau khi tốt nghiệp, anh quyết định trở lại Việt Nam, nhận thức của các rủi ro liên quan hoạt động chính trị của mình, nhưng với sự ham muốn không thể lay chuyển được là giúp đỡ đất nước mình với những kiến thức của một kĩ sư và lòng tin của một con người tự do! Người ta có thể cho rằng quyết định này thật ngây thơ hoặc vô tư… Nhưng ngược lại, quyết định này thể hiện tính cách con người của Trung, rộng lượng, vị tha, chín chắn và trên hết là sự nhận thức có được may mắn nhận ra các giá trị của tự do và dân chủ sau 5 năm học ở Insa, những giá trị mà anh muốn chia sẻ với người dân Việt Nam.

Cộng đồng sinh viên, thầy cô Insa đã nhanh chóng vào cuộc khi nhận được tin này. Họ đã cùng làm việc để có được sự hỗ trợ, đồng tình từ những vị dân biểu của vùng, miền, quốc gia cũng như dư luận của người dân với mục đích cuối cùng là sự tự do vô điều kiện cho Trung. Amnesty International và Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã kiên quyết lên án sự bắt giam này, cũng như hội đồng cố vấn vùng Bretagne và Văn phòng thị chính thành phố Rennes. Các vị dân biểu nêu trên đã liên lạc với Đại Sứ Quán Việt Nam tại Pháp và ông Bernard Kouchner. Cộng đồng quốc tế cuối cùng cũng vào cuộc. Tôi có thể kể một vài ví dụ như sự ủng hộ của chính quyền Canada, mà Trung đã được tiếp xúc vào năm 2006, và Hội Đồng Châu Âu mà Trung đã được tiếp đón cũng vào năm 2006. Thế giới không chỉ có Ingrid Betancourt, hay Ang San Suu Kyi… Trung chỉ mới 26 tuổi, anh hiện nay là biểu tượng của một quốc gia, được biết đến với lí tưởng mà anh đang tranh đấu.

Nếu tôi quyết định nói về chủ đề này, đầu tiên là để các bạn cùng nói về Trung. Vấn đề này không hẳn là chính trị, mà là sự đoàn kết.

Đó là vì câu chuyện của Trung cũng là một phần của ngày lễ tốt nghiệp hôm nay bởi ngày lễ này minh họa cho những giá trị và sự khác biệt và chuyên môn của mạng lưới cựu sinh viên Insa nói riêng.

Có thể kể đến Gaston Berger, nhà triết học đã sáng lập ra mô hình Insa đã nói: “Giáo dục chỉ có ích khi nó dạy cho chúng ta cách làm việc, nó cần thiết vì mang lại cho ta phong cách và sự ham muốn tự do mà không có nó thì không có bất kì sự tồn tại đích thực nào”.

Thật vậy, ngoài việc cho chúng ta cơ sở kiến thức về nghề kĩ sư, thì trường Insa đã đào tạo ra những kĩ sư nhân bản. Điều đó được thể hiện qua phong cách giáo dục cũng như qua sự phong phú của các hoạt động ngoại khóa, qua đó đã giúp mỗi người chúng ta phát triển những khả năng khác ngoài việc là một kĩ sư giỏi, để đào tạo được một kĩ sư sáng tạo, biết tạo nên giá trị và ý nghĩa cho mỗi hành động của mình. Một kĩ sư cởi mở với những tiến bộ của nhân loại, một người công dân và là nhân tố tích cực của xã hội.

Trung hiện nay đang bị giam cầm. Sẽ còn rất nhiều điều phải làm, nhưng trong khả năng của chúng ta, nếu đoàn kết lại, chúng ta có thể giúp Trung được tự do.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là Trung sẽ đi vào quên lãng.

Một trong những ý tưởng của Ủy Ban là gửi đến địa chỉ của Trung ở trong tù, thành phố Hồ Chí Minh, không phải một, mà hang trăm, thậm chí hàng ngàn tấm bưu thiếp tuy có thể sẽ không đến được người nhận nhưng điều này cũng cho họ, những người đang giam giữ Trung biết rằng Trung không cô độc trong thử thách này.

Nếu các bạn muốn bày tỏ thái độ thông qua phương thức này, các bạn có thể gặp chủ tịch của Ủy Ban, thầy Philippe Echard, cũng như kí tên vào thỉnh nguyện thư trên mạng tại địa chỉ www.freetrung.tk

Để kết luận, những người đồng nghiệp thân thiết của tôi, Trung đã chứng tỏ được tấm bằng này chỉ là phương tiện và chính chúng ta chọn cho mình một con đường đi. Hãy có những ý tưởng táo bạo, hãy trở thành người chủ, hãy tin vào khả năng của các bạn và những gì bạn đang làm! Hãy tin vào lí tưởng của bạn! Và xin đừng quên Trung!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire