Thành viên sáng lập “Tập hợp thanh niên dân chủ”.
Công dân có quyền làm bất cứ điều gì nếu pháp luật không cấm. Nguyễn Tiến Trung chỉ thực thi công khai những quyền cơ bản của công dân được ghi trong Điều 69 Hiến pháp của nước CHXHCNVN năm1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật
Trong Tuyên bố thành lập “Tập hợp thanh niên dân chủ” có ghi rõ
Mục đích thành lập
* Quảng bá rộng rãi nhu cầu dân chủ hóa đất nước
* Mở ra cơ hội cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề xã hội
* Chuẩn bị thanh niên để tham gia vào các đảng dân chủ, chân chính sau này
Mục tiêu dài hạn
Xây dựng xã hội dân chủ lành mạnh tại Việt Nam bằng cách cổ vũ người dân thực thi những quyền tự do « không ai có thể xâm phạm được » như Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Đó là:
* Tự do ngôn luận, tự do báo chí
* Tự do lập hội, tự do lập đảng
* Tự do ứng cử, tự do bầu cử
Mục tiêu ngắn hạn
Giải quyết những nhu cầu bức bách trong thời điểm hiện tại của người dân và đất nước, đó là:
* Ủng hộ nhân dân và Nhà nước chống tham nhũng
* Ủng hộ dân oan khiếu kiện đòi công lý
* Ủng hộ công nhân chống áp bức, bất công
* Ủng hộ Nhà nước pháp quyền với báo chí và hệ thống tòa án hoạt động độc lập.”
Theo Đảng dân chủ Việt Nam:
“Đối với Nguyễn Tiến Trung, việc lập ra “Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ”, theo cáo trạng cũng là tổ chức phản động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trong khi đó, Viện Kiểm sát không có bất cứ một minh chứng nào từ phát ngôn đến việc làm của Tập hợp này cho thấy chống phá. Hiện nay Việt Nam vẫn hô hào phải phát huy dân chủ trong toàn Đảng và toàn dân, thì việc thành lập Tập Hợp của thanh niên để cổ vũ dân chủ một cách ôn hòa như nói trên có gì sai chủ trương? Đảng và nhà nước muốn có sự điều chỉnh thì đề nghị thay đổi, thêm bớt nội dung và hình thức hoạt động, sao lại ngang nhiên gọi là phản động? Nếu vậy, chủ trương của Đảng và nhà nước mở rộng dân chủ cũng là phản động? Và cũng chính vì vậy, dưới não trạng bảo thủ của Đảng, cả thế giới đang nỗ lực cho dân chủ được trọn vẹn hơn, tất cả đã trở thành phản động đang thực hiện “diễn biến hòa bình”. Thêm vào đó, tổ chức Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ được thành lập theo đúng thủ tục pháp lý về lập hội theo luật pháp của nước Pháp, nơi tổ chức đặt trụ sở chính. Nói tổ chức này là “chống phá,” tự Nhà nước đã thể hiện mình đang đi ngược xu thế phát huy quyền công dân ở các nước trên thế giới – một xu thế đã được tôn vinh bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1968 mà chính Việt Nam đã đặt bút ký..”
“Tập hợp thanh niên dân chủ” thành lập theo đúng Điều 69 Hiến pháp; trong các văn kiện chính thức không có điều nào đòi lật đổ “chính quyền nhân dân” như Điều 79 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCNVN.
Đảng viên đảng Dân chủ Việt nam
Đảng Dân chủ Việt nam, được thành lập vào năm 1944, tự ngưng hoạt động năm 1988 và đã được cố giáo sư, cựu Tổng thư ký Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Mác- Lênin long trọng tuyên bố khôi phục hoạt động vào ngày 01/06/2006 tại Thủ đô Hà nội; theo “Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng Lao động Việt nam tại Đại hội lần thứ 2” ngày 11/02/1951, Đảng Dân chủ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt nam giúp thành lập “để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Viêt nam” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ đã luôn sát cánh và ủng hộ Đảng Cộng sản Việt nam suốt từ năm 1944 đến năm 1988 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Hiến pháp và luật pháp Việt nam không có điều nào cấm hoạt động đa đảng. Việt nam luôn có đa nguyên, đa đảng từ năm 1945 đến năm 1988. Hiện nay, Đảng Dân chủ hoạt đông lại ngay tại Việt nam, Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN không có văn bản nào cấm Đảng này hoạt động. Sinh thời, ông Hoàng Minh Chính cũng không bị truy tố về việc phục hoạt Đảng Dân chủ. Đường lối đấu tranh của Đảng Dân chủ phù hợp với bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp quốc và các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, màchính quyền VN đã tham gia và cam kết kết thi hành, đồng thời cũng phù hợp với điều 69 Hiến pháp VN. Đảng Dân chủ tuyên bố : Đảng này mong muốn sát cánh cùng với Đảng Cộng sản phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, không bao giờ có tư tưởng “lật đổ chế độ”.
Nguyễn Tiến Trung cũng như các đảng viên Đảng Dân chủ khác, là người đấu tranh dân chủ ôn hòa, là trí thức ưu tuù của đất nước, có đầy đủ điều kiện để sống cuộc đời bình an,hạnh phúc, nếu anh chấp nhận con đường của Đảng CSVN, bỏ mặc cho toàn dân luôn bị thiệt thòi trong cuộc sống, bỏ mặc cho đất nước luôn phủ đầy màu đen trước họa xâm lăng của TQ. Anh chỉ muốn Đảng CSVN phải thay đổi tư duy để phù hợp với nền văn minh của thế giới, đường lối đấu tranh của Đảng Dân chủ là thực hiện sự công bằng, dân chủ trong việc điều hành đất nước để thu hút tối đa nguồn nhân lực và nhân tài phục vụ đất nước. Chưa bao giờ anh chủ trương loại bỏ Đảng CSVN, bởi vì anh nguyên là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, xuất thân từ gia đình có cha mẹ, ông bà là đảng viên ĐCSVN.
Cương lĩnh của Đảng Dân chủ ghi rõ:
“1. Đảng Dân Chủ Việt Nam hoạt động nhằm đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam là dân chủ, đoàn kết để phát triển đất nước toàn diện và bền vững.
2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của nhân dân theo các nguyên tắc của Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và các Công ước quốc tế phù hợp nguyện vọng dân tộc Việt Nam.
3. Tạo lập xã hội dân chủ, công bằng. Thực thi tự do ngôn luận, tự do lập hội để chống lạm quyền và mọi tiêu cực trong xã hội. Chấm dứt tình trạng nhân dân sống trong sợ hãi.
4. Thực hiện quyền ứng cử và bầu cử tự do, công bằng, trung thực (có quốc tế giám sát) để xây dựng một Quốc hội mới, một Nhà nước mới thực sự của Dân, do Dân, vì Dân. Quốc hội mới sẽ xây dựng một Hiến pháp mới thực sự dân chủ, một hệ thống luật pháp mới thực sự công minh.
5. Xây dựng một cơ chế mới, chuyển xã hội từ văn minh nông nghiệp tiến tới một xã hội văn minh trí tuệ, hiện đại, nhân bản, lấy kinh tế thị trường làm nền tảng.”
Theo trang “Phong trào dân chủ Việt nam”:
“Điều ngạc nhiên là các nhân vật bị truy tố nói trên có các hoạt động liên quan tới việc lập các đảng phái chính trị theo xu hướng cải cách, việc làm này phù hợp với vấn đề lập hội trong Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 bản sửa đổi năm 2001 ghi rõ: “Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (2). Việc theo quy định của pháp luật ở đây chắc chắn là liên quan đến việc hoạt động phải xin phép, vì pháp luật Việt nam không hề có văn bản nào cấm các đảng chính trị đăng ký hoạt động, điều này hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948) mà Việt Nam sau khi gia nhập Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977 cũng đã kí Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Điều 20 đã ghi rõ: “Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.” Theo cáo trạng cho biết các nhân vật trên đang trong giai đoạn soạn thảo cương lĩnh, điều lệ do đó không thể quy kết tội lập hội trái phép (không xin phép) được.
Sự thay đổi chính quyền cũ bằng chính quyền mới thông qua bầu cử tự do công bằng không có nghĩa là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền và càng không phải là lật đổ, bởi bầu cử tự do công bằng thực chất là sự lựa chọn chính quyền tuân theo ý nguyện của dân chúng thông qua lá phiếu bầu của họ”.
Theo Trọng Nghĩa trên BBCVietnamese:
“Nguyễn Tiến Trung sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thơng tin ở Pháp đã quyết định trở về đóng góp vào sự phát triển của đất nước, dù cơ hội làm việc và gây dựng gia đình ở nước ngoài trong tầm tay.
Chúng ta cũng cần hiểu đúng về “chính quyền nhân dân”. Ở Việt Nam ai cũng biết các cuộc bầu cử đều theo hình thức “Đảng cử dân bầu”, mà quan trọng nhất nhân sự do Đảng chọn, lá phiếu của người dân chỉ là hợp thức hóa quyền lực cho nhân sự đó. Miễn cưỡng chấp nhận thì có thể gọi đó là “chính quyền bán nhân dân” (một nửa), chứ không phải là “chính quyền nhân dân”. Do vậy, đúng ra nên dừng lại phiên tòa, xác định lại nội dung cùa “chính quyền nhân dân”và giải thích một cách trung thực, công bằng, khoa học trước khi đưa ra áp dụng. Xét ở điểm này, vì không có một “chính quyền nhân dân” đích thực nên càng chẳng có ai là tội phạm “lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong thời gian dài, cùng với điều 88 hay 79 nói trên là hàng loạt chỉ thị của Đảng ban hành cảnh giác và chống lại “Diễn biến hòa bình”. Thật ra, đây là một quá trình diễn biến tự nhiên theo quy luật, xóa bỏ những rào cản trên con đường loài người đi đến tự do văn minh. Sự cản trở ấy chính là một vài thể chế, mô hình lạc hậu còn sót lại trên cả thế giới, hay thậm chí chỉ một phe phái bảo thủ làm ì cả một thể chế.
… Cụ thể về đường lối, Đảng Dân Chủ thượng tôn pháp luật. Ngày 1-9-2008, Đảng Dân Chủ đã ra “Bản Tuyên bố quan điểm” gồm có 6 điểm, trong đó nêu rõ: “Đảng Dân chủ Việt Nam ủng hộ chính sách đoàn kết dân tộc theo nguyên tắc tự do, dân chủ và bình đẳng”; và “Đảng Dân chủ Việt Nam xem đảng cầm quyền là một đối tác chính trị trong sứ mạng bảo vệ tổ quốc, dân chủ hóa xã hội, phát triển đất nước và bảo đảm quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của toàn dân”. Như vậy, từ tuyên bố đến việc làm, Đảng Dân Chủ luôn kêu gọi đoàn kết hợp tác, không kích động thù nghịch. Nhưng đoàn kết hợp tác không thể thực hiện trên nguyên tắc chỉ có một đảng, mà phải có các đối tác lấy “tự do, dân chủ và bình đẳng” làm nguyên tắc nền tảng. Đảng Dân chủ kêu gọi dân chủ tiến bộ, Đảng Cộng sản Sản Việt Nam cũng kêu gọi dân chủ, đổi mới - cả hai có gì để chống đối nhau? Điều 3 Hiến pháp Việt Nam với mục tiêu “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ”, Đảng Dân chủ cũng tôn trọng và cam kết hết sức mình thực hiện mục tiêu này.
Vì thế, không có “nguy cơ” nào, mà thay vào đó là thời cơ thuận lợi cho Đảng cộng sản tự đổi mới, đáp ứng nhu cầu dân tộc và thời đại, nếu không muốn thấy các đảng viên kỳ cựu, liêm khiết lần lượt rời bỏ lánh xa. Có cạnh tranh chính trị sẽ khiến đảng cầm quyền phải làm việc tốt hơn; mà như vậy là có lợi cho chính quyền nhân dân, có lợi cho dân, cho nước.
Vậy ai là tội phạm? Câu trả lời: Hoặc là tất cả những công dân Việt Nam, hoặc là Đảng cộng sản Việt Nam. Vì sao? Bởi vì ai ở Việt Nam đều cũng có thể trở thành đối tượng bị bắt giam theo điều 88 hay 79 nếu dám nói lên chính kiến của mình, dám bảo vệ cái đúng, bảo vệ tiến bộ và công bằng. Những ai dám thành lập các hội đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp hay tầng lớp của mình dưới quan điểm của Đảng cộng sản đều là tội phạm. Thật vậy, nông dân chỉ dám biểu tình riêng lẻ vùng miền, đòi quyền lợi bị mất nhưng không được đáp ứng, nên ngày nay ở Việt Nam hình thành tầng lớp dân oan. Giả sử nông dân, công nhân và các tầng lớp khác cũng nói lên tiếng nói tương tự, tất cả sẽ bị công an và quân đội của Đảng đàn áp, bắt giam. Vì họ không có tổ chức nào chặt chẽ nên dù với số lượng đông nhất, họ vẫn bị thua thiệt nhiều nhất: đói nghèo, học lực thấp, nông thôn và nông nghiệp không được chính sách bảo hộ, bị cướp đất, kéo ra thành thị bán sức lao động… Công nhân vì không được thành lập các nghiệp đoàn nên cũng bị bóc lột. Những trí thức tâm huyết với dân tộc và nhìn ra căn nguyên vấn đề xã hội, dám nói lên tiếng nói của mình bênh vực cho nhân dân, vì lợi ích dân tộc, đã bị Đảng cộng sản bắt giam. Những công dân trong các đạo giáo đòi quyền lợi bị tước đoạt cũng bị đàn áp, bắt giam. Giả sử nông dân, công nhân và các tầng lớp khác cũng nói lên tiếng nói tương tự, tất cả sẽ bị công an và quân đội của Đảng đàn áp, bắt giam.
Nhà nước hi sinh quyền lợi của người nông dân, thu hồi đất bừa bãi để xây sân golf và xây dựng khu công nghiệp; nhà nước hy sinh quyền lợi của người công nhân để thu hút đầu tư nước ngoài, bằng cách chối bỏ quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập, giữ lương cơ bản ở giá rẻ mạt và ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh người lao động bị chèn ép bởi chủ tư bản nước ngoài và sống khổ cực. Không những chỉ là “tư bản chủ nghĩa” mà còn là chủ nghĩa tư bản hoang dã mà các nước phương Tây đã vượt qua từ lâu.
Vậy ai mới đang “từng bước chuyển hóa chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa” đây? Không những chỉ là “tư bản chủ nghĩa” mà còn là chủ nghĩa tư bản hoang dã mà các nước phương Tây đã vượt qua từ lâu. Bộ chính trị Đảng cộng sản mới là tội phạm số một, vì đã “gây hậu quả ngiêm trọng” đẩy đất nước vào con đường chủ nghĩa tư bản hoang dã, hằn sâu bất công trong xã hội. Nhưng lạ thay, pháp luật trong tay của Đảng đã biến trắng thành đen và ngược lại, không hơn không kém là công cụ chỉ nhằm bảo vệ Đảng”.
Theo LS Nguyễn Tường Bá:
“Cáo trạng cũng nêu: “Tổ chức có tên gọi ‘Đảng Dân Chủ Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 6 năm 2006.” Một lần nữa, Viện Kiểm sát của Đảng cộng sản đã cố tình quên lịch sử Đảng cộng sản và và lịch sử nước nhà. Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập từ năm 1944 và hoạt động sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong hai cuộc chiến giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước cho đến năm 1988. Giữa năm 2006, Đảng Dân chủ được khôi phục sinh hoạt bởi chính nguyên cố Tổng Thư Ký là ông Hoàng Minh Chính. Cần nhắc Viện Kiểm sát tối cao: không có Đảng Lao động, Đảng Xã hội mới thành lập, càng không có Đảng Dân chủ Việt Nam nào thành lập giữa năm 2006.
Thứ hai, cáo trạng cố tình cắt xén các luận điểm trong cương lĩnh của Đảng Dân chủ khi trích dẫn: “Trong tài liệu có tên gọi là “Cương lĩnh” của tổ chức này [Đảng Dân Chủ] đã xác định: xây dựng một Quốc hội mới, Nhà nước mới,… Hiến pháp mới,… hệ thống pháp luật mới…”. Để hiểu trọn vẹn vấn đề, đề nghị cáo trạng phải trích dẫn những điểm quan trọng nhất ở điều 4, phần I về “Đường lối” của Cương lĩnh Đảng Dân chủ Việt Nam vốn được trình bày đầy đủ như sau: “Thực hiện quyền ứng cử và bầu cử tự do, công bằng, trung thực (có quốc tế giám sát) để xây dựng một Quốc hội mới, một Nhà nước mới thực sự của Dân, do Dân, vì Dân. Quốc hội mới sẽ xây dựng một Hiến pháp mới thực sự dân chủ, một hệ thống luật pháp mới thực sự công minh”. Việc cắt xén đó không những thiếu trung thực mà hoàn toàn có tính toán xuất phát từ cạnh tranh hoạt động chính trị không lành mạnh. Đảng Dân Chủ Việt Nam thượng tôn pháp luật, đường lối của Đảng như đã nêu hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp hiện hành.
Thứ ba, Viện kiểm sát không hề chứng minh được ý chí tinh thần cũng như hoạt động cụ thể cấu thành tội phạm “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.” Không một câu nói hay đoạn văn được trích dẫn nào trong bản cáo trạng cho thấy ý muốn “lật đổ chính quyền” của từng bị can Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Đảng Dân chủ mà họ tham gia hay làm việc cùng cũng không có ý “lật đổ chính quyền,” vì Đảng Dân chủ chủ trương hoạt động ôn hòa, bất baọ động, tôn trọng luật pháp, như đã thể hiện rõ trong Bản tuyên bố quan điểm chính trị ngày 1 tháng 9 năm 2008. Về hành động cụ thể, các bị can không hề có hành động nào có thể gọi là “lật đổ chính quyền,” ngay cả tụ họp biểu tình cũng không có. Ngược lại, các hành động cụ thể của Đảng Dân Chủ là để đóng góp cho đất nước. Ví dụ, nguyên cố Tổng thư ký Hoàng Minh Chính thậm chí đã ủng hộ Liên Hiệp Quốc đưa Việt Nam vào làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Đó là những hành động cụ thể bảo vệ đất nước chứ không phải hành động nhằm lật đổ chính quyền.
Theo Nguyên Hồng, thành viên khối 8406 Việt nam:
“Về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trước hết tự cụm từ “lật đổ” đã mang nặng tính bạo lực. Chỉ có sức mạnh vật chất, sức mạnh bạo lực mới thực hiện được hành vi lật đổ. Muốn thực hiện được một âm mưu lật đổ bằng vũ lực thì người ta phải chuẩn bị vũ trang bằng súng đạn, hay ít ra cũng phải bằng gậy gộc, giáo mác. Nhưng đảng Dân Chủ không hề chủ trương dùng bạo lực, họ chỉ đấu tranh bất bạo động.
Đảng Dân Chủ nếu muốn lật đổ chính quyền CSVN thì ngoài việc phải chuẩn bị sức mạnh bạo lực, họ còn phải chuẩn bị lực lượng để thay thế cái chính quyền ấy. Nhưng dường như không có một tài liệu nào chứng minh được điều này. Như vậy nếu như chế độ CS tại Việt Nam vì lý do nào đó mà sụp đổ, thì chính quyền mới sẽ hoàn toàn do nhân dân chọn lựa. Vậy thì đảng Dân Chủ lật đổ chính quyền để làm gì?
Như vậy muốn kết tội các nhà dân chủ nói trên, thì nhà nước Việt Nam hiện nay cần bổ sung tội danh “âm mưu thay thế chính quyền”, hoặc “âm mưu giải thể chính quyền”, vào bộ luật hình sự của họ thì mới có đủ cơ sở.
Có người nói rằng “các nhà dân chủ đã nhận tội rồi, có bằng chứng là các Video hẳn hoi, vậy thì còn gì để mà nói nữa”. Nếu một tòa án mà các thẩm phán có đủ năng lực (chỉ cần ở mức thần kinh bình thường) thì không ai dám kết tội một người chỉ vì anh ta đã… nhận tội. Vì vậy các đoạn Video nhận tội của các vị Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung chỉ có tác dụng lừa bịp dư luận quần chúng, và đe dọa những người đấu tranh, mà không hề mang một giá trị pháp lý nào!!!”
Theo Nhà báo Bùi Tín:
“Ý muốn thay đổi chế độ độc đoán bằng chế độ dân chủ bằng tuyên truyền, vận động, không bạo lực lại là lật đổ ư? Thảo ra một bản hiến pháp mới trong đó hình thành một chế độ chính trị đa đảng đa nguyên trong hoà bình, trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, thế mà là lật đổ ư?...
Tất cả những hoạt động của 4 nhà yêu nước, đòi dân chủ cho dân sắp ra toà đều nằm trong khuôn khổ của hiến pháp hiện hành, công nhận quyền tư do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội của mỗi công dân.
Kết tội lật đổ, vậy chủ trương lật đổ bằng phương tiện gì? vũ khí gì? phương tiện nào ? bom đạn, súng ống ở đâu ? chiêu mộ chiến sỹ ra sao? huấn luyện và chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền ra sao ? Họ họp hành, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, hướng dẫn dư luận, khuyến khích công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa về đổi mới đất nước toàn diện, đồng bộ, sao lại chụp mũ cho họ là lật đổ. Luật pháp nào? chứng cứ nào? Máy vi tính, luận văn ôn hoà là tang chứng ư?"
Theo LS Lê Trần Luật trên trang talawas.org:
“Theo điều luật mô tả thì người bị xem là phạm tội này (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) điều kiện cần là phải có một trong hai hành vi: thành lập hoặc tham gia, điều kiện đủ là tổ chức đó phải có “âm mưu lật đổ”. Hiện nay, cũng như trước kia các giáo trình được giảng dạy tại các trường đại học luật ở Việt Nam không đi sâu phân tích các khái niệm trong tội danh này. Bản thân Tòa án Tối cao cũng chưa bao giờ giải thích. Rất khó cho thẩm phán cũng như luật sư khi nhận định về tội danh này. Theo điều luật thì chỉ cần dừng lại ở mức độ “âm mưu” cũng đã phạm vào tội này. Điều này mâu thuẫn với với Điều 8 BLHS: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”Nếu chỉ dừng lại ở mức độ “âm mưu” thì rõ ràng chưa có hành vi được biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan của các tổ chức, và do đó chưa thể nói là các tổ chức này gây nguy hiểm cho xã hội được, như vậy không thể xem hành vi thành lập hoặc tham gia là hành vi phạm tội được.
Mặt khác để chứng minh các tổ chức này có “âm mưu lật đổ” là rất khó. Các tổ chức được thành lập với mục đích đấu tranh cho các giá trị dân chủ và nhân quyền không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì mục đích của loài người là hướng đến các giá trị này. Các tổ chức này nếu lấy “bất bạo động” làm phương pháp đấu tranh cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì bản thân phương pháp bất bạo động không chứa đựng sự lật đổ. Các hoạt động nhằm thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ”. Hoạt động thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái là hoạt động hết sức bình thường trong đời sống chính trị của các nước dân chủ đa nguyên. Ngay cả ở các nước độc đảng thì việc thay thế sự lãnh đạo cũng không thể xem là tội phạm vì đơn giản hành vi đó không nguy hiểm cho xã hội và tổ chức đảng không thể đồng nhất với chính quyền nhân dân.
Vấn đề tiếp tục được đặt ra là: chính quyền như thế nào thì được gọi là “chính quyền nhân dân”? Dựa trên ngữ nghĩa của các từ, có thể tạm hiểu chính quyền nhân dân là chính quyền của dân, ở đó quền lực thực sự thuộc về nhân dân. Một chính quyền được gọi là của nhân dân khi và chỉ khi cơ chế bầu cử thực sự dân chủ, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu phải được tôn trọng triệt để. Bản thân các chế độ độc đảng, không có sự lựa chọn thứ hai thì không thể nói cơ chế bầu cử là dân chủ và quyền lực thực sự đã thuộc về nhân dân.
Còn rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong nôi tại của điều luật này mà lẽ ra Tòa án Tối cao phải giải thích. Ví dụ như: việc gây hậu quả nghiêm trọng được định lượng như thế nào? Đồng phạm là người nước ngoài được xử lý ra sao? V.v…
…Việc thay đổi tội danh cho thấy sự thiếu chắc chắn của cơ quan an ninh, và đặt biệt cho thấy sự mâu thuẫn trong “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây với các tình tiết khác và với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo lập luận này thì rõ ràng tại thời điểm đó, bản thân các cơ quan tố tụng chưa xác định được chính xác tội danh thì làm sao các anh lại biết mình có tội để nhận và xin khoan hồng? Nếu công nhận mình có tội thì các anh phải nhận rằng: “tôi đã có âm mưu lật đổ chính quyền”, có như vậy mới phù hợp với tội danh hiện nay. Sự mâu thuẫn này cho thấy có cơ sở để tin rằng: “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây là không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức của các anh mà từ sự tác động bên ngoài. Nếu không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức thì không còn ý nghĩa, kể cả khi Tòa án phán quyết rằng có tội
Theo Kami (diễn đàn x-café):
“Tội danh mà chính quyền đã cáo buộc cho LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung là hoàn toàn vô lý không có cơ sở. Thực chất những người đó họ không hề phạm tội mà ngược lại họ là những người nhà nước pháp quyền và có công tiên phong đi đầu trong vấn đề đòi hỏi chính quyền nhà nước và đảng CSVN phải cải cách nhanh hơn nữa nhằm tiến tới thiết lập một một xã hội dân sự. Đó mới thực chất là một chính quyền nhân dân thực sự mà họ đòi hỏi cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn chỉnh, vậy tại sao lại cáo buộc cho họ tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được.
Có chăng đó là họ là những người tiên phong đập bỏ cái cơ chế cũ lạc hậu giả danh chính quyền nhân dân hiện tại bằng một chính quyền nhân dân thực sự của dân do dân và vì dân. Một xã hội dân sự, một nhà nước pháp quyền như Hồ Chủ Tịch nói:(trích)
“Nhà nước ta hôm nay phải do nhân dân ta lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, thay mặt mình tham gia cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước, quyết định tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thay mặt cho nhân dân quản lý đất nước và quản lý xã hội, giữ quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Việc xây dựng nhà nước do đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam.”
Và : “Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết. Dân bầu ra người đại diện cho mình và có quyền bãi miễn nếu họ không còn xứng đáng. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đổi Chính phủ”.
LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền khác đã làm đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sao lại ghép tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho họ được? Nếu có họ chỉ có khuyết điểm chỉ là xuất phát quá nhanh trước khi nhận được sự cho phép chính thức của chính quyền”.
Nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) - một trong 3 trí thức đề xuất Kiến nghị ngừng khai thác bôxít - vừa công bố bài viết :
"Thêm một lời khuyên chân thành" (xem trên mạng BauxiteVietnam. info), với niềm tin rằng 3 bạn trẻ Công Nhân, Định và Trung là những trí thức chân chính, "họ học cho dân tộc và cho đất nước", "họ học thật nên họ có nhận thức mới và họ phải hành động"; bài viết thiết tha khuyên, kêu gọi nhà cầm quyền hãy "đối thoại chân tình" với các thanh niên ưu tú ấy thay vì đàn áp họ, hãy chung sức tổ chức Hội Nghị Diên Hồng Thế Kỷ XXI.
Đảng CSVN cũng cần lắng nghe các ý kiến phản biện của nhân dân để đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân hơn và dân chủ hóa cũng là phương cách tốt nhất giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Theo tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ trên BBCVietnamese:
“Trên thực tế các hoạt động gọi là đảng phái của họ mới chỉ ở trên giấy, không người dân nào biết tới ngoại trừ cơ quan an ninh Việt Nam. Vả lại thẳng thừng mà nói, tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân” khó áp cho hoạt động đa đảng. Thực vậy, trong thể chế cộng hòa, chính quyền nào chẳng là “chính quyền nhân dân” bởi đều thoát thai từ lá phiếu bầu của dân chúng, đồng nghĩa “lật đổ chính quyền nhân dân” chỉ có thể là hành vi của những kẻ ngằn ngặt muốn phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế hay chế độ quân phiệt, nơi không một đảng phái nào, nói gì đến đa đảng, có thể tồn tại!”
Theo Trung tướng Đặng Quốc Bảo, 81 tuổi, nguyên UVTW Đảng CSVN, Hiệu trưởng trường đại học Kỹ thuật quân sự, Bí thư thứ I TƯ Đoàn TNCSHCM, Thứ trưởng bộ ĐH và TH chuyên nghiệp, Trưởng ban khoa giáo TW Đảng:
“Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn và lãnh đạo không thực sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá Đảng từ bên trong vì làm mất lòng tin của quần chúng; không ai phá hay lật đổ, chính kẻ biến chất trong Đảng tự phá, tự lật đổ cái Đảng này”.
Một số vấn đề cần chú ý.
Đối với Trung.
12 năm liền Trung là học sinh giỏi xuất sắc; năm 1996 Trung đạt giải 3 cuộc thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc; năm 2001 đãt thi đỗ Á khoa Học viện ngân hàng TP.HCM (30/30 đ) và đỗ điểm cao (26,5đ) vào khoa Công nghệ thông tin trường Đại học bách khoa TP.HCM. Tại Đại học INSA De Rennes, Cộng Hòa Pháp, với thành tích học giỏi, Trung nhận được học bổng Effel – học bổng danh giá nhất của Chính phủ Pháp dành cho sinh viên nước ngoài.
Trong các năm học, Trung đã nhiều lần được khen thưởng:
1. Bằng khen (BK) của Đoàn TNCS HCM ngành hàng không năm 2001: 12 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc.
2. Giấy khen (GK) của Trường chuyên Lê Hồng Phong năm 2001: Tú tài loại giỏi (9,08 đ); Á khoa Học viện Ngân hàng (30đ); đỗ ĐH Bách khoa ngành công nghệ thông tin (26,5đ).
3. 2 BK của Trung ương Đoàn TNCS HCM năm 1996 và 1997 về thành tích trong học tập
4. 4 BK khác của Đoàn TNCS HCM ngành Hàng không năm 1993, 1995, 1996, 1998 về thành tích trong học tập và rèn luyện.
5. Rất nhiều GK trong tất cả các năm học.
Về nhận thức, Trung cho rằng chỉ có con đường dân chủ và pháp trị mới đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tôn giáo, mọi sắc tộc, mới khơi dậy được mọi tiềm năng, sức mạnh của đồng bào cả trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tranh thủ “thời cơ vàng”, tránh “hiểm họa đen” (như lời bác Nguyễn Trung trên “Vietnamnet”), nhất là trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Đây là thời cơ đổi mới để phát triển toàn diện đất nước. Đảng CSVN cần “vượt qua cái bóng của mình”, phải đổi mới mạnh mẽ, đưa đất nước đi lên, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của hàng triệu đồng bào, đồng chí trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
Bài thơ “Tự bạch” của Nguyễn Tiến Trung:
Ta sẽ về chốn cũ
Nơi lang sói (*1) rập rình
Giữa muôn ngàn thử thách
Lòng ta vẫn kiên trinh.
Quê hương còn đau nặng (*)
Đâu lẽ ta đứng nhìn ?
Gian nan đời nước nhỏ (*2)
Đâu lẽ ta lặng im ?
Chân dẫm muôn ngàn nẻo
Qua cả vạn dặm đường
Tự do nơi đất khách
Dân chủ – mộng đêm trường.
Đi tìm người đồng chí
Phối hợp cả trong ngoài
Vận động nơi quốc tế
Hướng về một ngày mai.
Đường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên…
Phần chú thích của Nguyễn Tiến Trung
(*) “Lang sói” để chỉ những người có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật, lợi dụng chức quyền để ức hiếp dân
(*) Lấy ý từ bài hát “Quê hương đau nặng“ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Khi chỉ còn 6 tháng là hết tuổi nghĩa vụ quân sự, với trình độ thạc sĩ – kỹ sư công nghệ thông tin, đang có việc làm ổn định tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và đang theo học đại học Quản trị kinh doanh, Trung hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngày 15/02/2008 Trung nhận được giấy gọi nhập ngũ, thì trước đó, vào ngày 04/01/2008 Trung đã có visa đi Mỹ tiếp tục học tập, nhưng Trung kiên quyết ở lại nhập ngũ góp phần bảo vệ Tổ quốc. Trong lý lịch nghĩa vụ quân sự, chủ tịch UBND phường 4, trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự quận Tân bình đã đóng dấu và có nhận xét Trung “ có phẩm chất đạo đức tốt”, “chưa có tiền án, tiền sự”, “đủ tiêu chuẩn được nhập ngũ”. Như vậy, những hoạt động của Trung trước khi nhập ngũ không hề vi phạm luật pháp Việt nam và Trung vẫn là một công dân tốt.
Trong thời gian học tại Cộng Hòa Pháp, vì phải tập trung vo việc học và phải lao động làm thêm để kiếm sống, nên Trung không thể có nhiều thời gian hoạt động xã hội. Trong thời gian ở Việt nam, Trung cũng phải vừa đi làm, vừa đi học và được công an kiểm soát, nên cũng không có điều kiện hoạt động gì nhiều. Và đặc biệt, trong thời gian trong quân ngũ, Trung hoàn toàn không hoạt động gì được.
Dư luận quốc tế.
Trung là người có đạo đức tốt, có tấm lòng yêu nước thương dân rất nồng nàn, trong sáng, rất có tâm huyết với sự phát triển của đất nước vàsẵn sàng dấn thân vì quyền lợi của nhân dân.
Gíao sư Philippe Echard, Đại học Rennes, người từng là trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Viện INSA khi Nguyễn Tiến Trung còn theo học ở đó đánh giá về anh như sau: "Ở đại học, Trung là một sinh viên rất giỏi, học hết năm thứ nhất, anh đã đỗ đầu khóa. Đó là lý do đầu tiên tôi chú ý đến Trung. Ngoài ra Trung còn là người suy nghĩ rất nhanh nhạy. Tôi có thể khẳng định là trong các buổi thảo luận rất tự do trong lớp, Trung không bao giờ tỏ thái độ chống đối chính quyền Việt Nam. Trái lại, cũng như những sinh viên Việt Nam khác, Trung là một người có tinh thần dân tộc rất cao, theo nghĩa tốt của nó, tức là anh ta yêu đất nước mình, nhưng có lẽ anh ta nóng lòng muốn cho đất nước mình tiến nhanh hơn trên con đường dân chủ, chứ không phải theo con đường hiện nay ở Việt Nam."
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, nhận định rằng cáo buộc anh Nguyễn Tiến Trung "âm mưu chống phá nhà nước" là ngụy tạo và vô ích vì "đây chỉ là những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ." Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung và các nhà dân chủ khác một phần nằm trong chiến dịch trấn áp báo chí kể từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị hồi đầu năm 2008 kiêm nhiệm chức trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - một chức vụ có sự hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vấn đề về tư tưởng.
Cũng liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã chính thức lên án hành động này, cho rằng trong lúc thế giới đang đổ dồn sự chú ý về Iran và Tân Cương thì Chính quyền Việt Nam đã liên tục bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ từng người một, đặc biệt là những người luôn khích lệ cho tiếng nói tự do dân chủ của Việt Nam bằng ngòi bút của mình, và điều đó đã đánh mất thành quả dân chủ của Việt Nam có được trong 10 năm.
Ngày 14/7, Liên hiệp châu Âu (The European Union) với đại diện là Nhóm Bộ ba EU (EU-Troika) gồm Đại sứ Thụy Điển, Tây Ban Nha và Ủy hội châu Âu (The European Commision) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đặc biệt liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung.
Theo Thông tấn xã Pháp Agence France-Presse (AFP), một số nhà phân tích về Việt Nam như David Koh, Carl Thayer, và Ben Kerkvliet cho rằng các vụ bắt người kể từ vụ bắt Luật sư Lê Công Định và bao gồm cả vụ bắt Nguyễn Tiến Trung, là một phần của một chiến dịch trừng phạt dài ngày của chính phủ Việt Nam và nó phản ánh sự nhạy cảm của chính phủ này đối với các thế lực nước ngoài mà họ cho là thù địch.
Ngày 27 tháng 7 Tổ chức Phóng viên không biên giới tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về việc bắt giữ này. Thông cáo báo chí nói họ đã bị "sốc" khi biết Nguyễn Tiến Trung không được phép tiếp xúc với luật sư hay người thân trong suốt ba tuần bị giam giữ, cho rằng đây là một trong các phương pháp "đáng hổ thẹn" (disgraceful) của an ninh Việt Nam nhằm triệt tiêu ý chí của những người bất đồng chính kiến trước khi buộc họ phải nhận "tội" như đã làm với luật sư Lê Công Định trước đó.
Ngày 2 tháng 8 vào 26 tháng 9 một nhóm người ủng hộ Nguyễn Tiến Trung trong đó có giáo sư Philippe Echard, Đại học Rennes, Pháp, đã tổ chức biểu tình tại quảng trường Trocadero, Paris để vận động thả tự do cho anh. Ông Echard cho rằng, việc một người bị bắt vì bày tỏ ý kiến, nói lên tiếng nói dân chủ của một công dân là không bình thường”.
Vào ngày 22-10-2009, Ủy ban vận động trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung đã tổ chức buổi họp báo tại trường Insa de Rennes, ngôi trường nơi anh Trung từng theo học với sự tham gia của:
* Ông Alain Jigorel (hiệu trưởng trường Insa de Rennes)
* Bà Mono Bras, cố vấn vùng Bretagne, cố vấn thị trưởng Guingamp.
* Bà Roselyne Lefrançois, cố thị trưởng thành phố Rennes, dân biểu phụ trách quan hệ quốc tế và Châu Âu, cố vấn cộng đồng thành phố Rennes.
* Ông Jean-François Julliard, tổng thư kí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.
Theo nguồn tin trên website của RSF, ngày 22/10/2009, hàng trăm người, trong đó có một số chính trị gia của vùng, đã tham gia vào buổi họp báo và biểu tình. Trong cuộc họp báo, ông Jean-François Julliard nhấn mạnh "Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe lời gọi trả tự do cho nhàđấu tranh dân chủ trẻ Nguyễn Tiến Trung" và khẳng định cần tiếp tục các hoạt động tương tự vì chính quyền Việt Nam rất nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến hình ảnh của Việt Nam. Tờ báo "Le mensuel de Rennes" và "Ouest France" cũng tường thuật lại sự kiện này.
Thư của bà Nicole Kiil-Nielsen, nghị sĩ Âu Châu đến ngài đại sứ Việt Nam ở Pháp
“Trung không những là một sinh viên nổi bật mà còn là một thanh niên trẻ có đầu óc cởi mở với thế giới bên ngoài và gắn bó với tổ quốc của anh, nước Việt Nam. Đó là một chiến sĩ chiến đấu cho dân chủ và hòa bình. Trung còn là người sáng lập ra Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Nhưng Trung đã bị giam cầm từ ngày 7 tháng 7 vừa qua mà không có lí do đáng kể nào, và Trung đã bị giam một cách tùy tiện.Với tư cách là phụ tá cho ngài thị trưởng Rennes, trong một số công tác của mình tôi đã từng phụ trách việc giao lưu giữa Rennes và Huế. Tôi cũng giữ những kỉ niệm tuyệt vời về những ngày tháng ở Huế, một thành phố mà tôi rất yêu thích, và tôi cũng có mối liên hệ rất gắn bó với đất nước và con người Việt Nam. Hiện nay tôi là nghị sĩ Âu Châu và thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại cũng như một chức vụ về nhân quyền. Tất cả mối liên hệ riêng tư với Việt Nam và trách nhiệm hiện tại của mình khiến cho tôi quan tâm đến sự bất công mà Trung là nạn nhân. Đối với tôi, sự đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và dân chủ là cuộc tranh đấu chủ yếu cho quyền con người”.
Bài viết của thầy Echard cho tờ báo sinh viên của Insa de Rennes
« Trung... ngày hôm nay đang bị cầm tù, tại một nơi xa tận bên kia của trái đất, ngay trên đất nước của chính cậu ấy, bởi những lời buộc tội nặng nề.Vì sao cậu sinh viên ấy bị giam từ 4 tháng nay? Vì đã dám nói một cách tự do. Vì đã phê phán ngành giáo dục Việt nam. Vì đã kêu gọi, như vô số các trí thức khác trong nước, nhiều tự do và dân chủ hơn cho người dân.Vì nói chốt lại, đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền mà cậu ấy đã biết nhờ sống và học tập tại Pháp. Trong khi đó chính là điều mà chúng tôi muốn những kỹ sư tương lai của mình làm được: sống như những công dân có trách nhiệm, làm chủ những nguồn lực của sức mạnh giao tiếp bằng lời nói và bằng chữ viết, và thừa nhận quyền tự do ngôn luận của mình.
Một khi đã cầm tấm bằng trong tay, bất chấp những hiểm nguy khi hoạt động chính trị tại đất nước mình, cậu ấy đã trở về. Bởi vì, thôi thúc bởi khát vọng sâu sắc được sử dụng trình độ của một kỹ sư, và niềm tin của một con người tự do, để giúp nước, cậu ấy muốn rằng việc làm của mình phải được thực hiện tại quê hương. Ta có thể cho rằng chỉ ngớ ngẩn mới không đoán trước cậu ấy sẽ bị bắt giam ngay khi cái cớ đầu tiên được tìm thấy. Ta phải hiểu rằng thật ra cậu ấy vừa dũng cảm vừa không hề thiếu suy nghĩ. Trung đã đi học ở nước ngoài để rồi quay lại giúp đỡ đất nước. Trên đường đi, cậu ấy đã phát hiện rằng người ta có thể sống khác đi mà vẫn tự do hơn ở chế độ cộng sản. Sự phát hiện ấy không hề làm cậu thay đổi kế hoạch. Ngược lại nó chỉ càng phát triển và củng cố thêm kế hoạch của Trung.
Giờ đây, Trung là một người bất đồng chính kiến chính trị bị cầm tù. Thật kỳ cục sao những từ ấy vang vọng vào đúng dịp lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự tan rã của toàn khối cộng sản tại các nước châu Âu: một sự lạc lõng.
Thật kỳ cục làm sao khi nghĩ đến Việt nam, đất nước của những khuôn mặt luôn mỉm cười và những cảnh quan tuyệt đẹp (Ôi, Vịnh Hạ Long, ôi, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long) đất nước của ngành du lịch nở rộ, lại chứa đựng một sự thật như thế: đất nước vẫn được Tổ chức nhà báo không biên giới nhắc nhở chiếm thứ 166 trên 175 trên Bảng xếp hạng tự do báo chí thế giới năm 2009.
Thế nhưng đây không phải trò đùa: Trung thật sự đang ở trong tù. Trong những điều kiện khắc nghiệt...Và người ta sợ rằng bản án xét xử cho cậu ấy sẽ thật nặng. Để làm gương răn đe. Để cho tất cả các thanh niên Việt nam đang du học tại nước ngoài được nếm món tự do. Để cho lịch sử bị quên lãng. Để cho Trung bị quên lãng.
Hãy làm gì đó để Trung đừng bị quên lãng. Hãy theo dõi sát sao website của Ủy ban yểm trợ Trung. Hãy tham gia vào những hoạt động mà chúng tôi đề nghị. Hãy đề nghị các ý tưởng nếu các bạn có. Hãy cùng thể hiện quyền tự do ngôn luận mà ngày hôm nay Trung đang bị tước đoạt.
Philippe Echard
Giáo sư Văn hóa – Giao tiếp tại INSA Rennes
Chủ tịch ủy ban yểm trợ trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung
Tổ chức phóng viên không biên giới đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc về việc blogger cũng như nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Tiến Trung, bị giam cầm từ hơn 5 tháng nay và từ nay có thể bị kết án tử hình. “Chúng tôi đòi hỏi tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Tiến Trung. Những lời buộc tội là ngụy tạo. Nguyễn Tiến Trung là một con người hòa bình chưa bao giờ có thể đe dọa được chính quyền Việt Nam. Trung chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, một quyền mà Trung đã học được ở Pháp », tổ chức đòi tự do cho Trung tuyên bố. « Nguyễn Tiến Trung là một người tiên phong. Nhà cầm quyền muốn đây là một bài học để đe dọa những sinh viên Việt Nam khác mà, sau khóa học ở nước ngoài, muốn về nước và đòi hỏi quyền tự do dân chủ ».
Tổng hợp xong ngày 01/01/2010.
Công dân có quyền làm bất cứ điều gì nếu pháp luật không cấm. Nguyễn Tiến Trung chỉ thực thi công khai những quyền cơ bản của công dân được ghi trong Điều 69 Hiến pháp của nước CHXHCNVN năm1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật
Trong Tuyên bố thành lập “Tập hợp thanh niên dân chủ” có ghi rõ
Mục đích thành lập
* Quảng bá rộng rãi nhu cầu dân chủ hóa đất nước
* Mở ra cơ hội cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề xã hội
* Chuẩn bị thanh niên để tham gia vào các đảng dân chủ, chân chính sau này
Mục tiêu dài hạn
Xây dựng xã hội dân chủ lành mạnh tại Việt Nam bằng cách cổ vũ người dân thực thi những quyền tự do « không ai có thể xâm phạm được » như Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Đó là:
* Tự do ngôn luận, tự do báo chí
* Tự do lập hội, tự do lập đảng
* Tự do ứng cử, tự do bầu cử
Mục tiêu ngắn hạn
Giải quyết những nhu cầu bức bách trong thời điểm hiện tại của người dân và đất nước, đó là:
* Ủng hộ nhân dân và Nhà nước chống tham nhũng
* Ủng hộ dân oan khiếu kiện đòi công lý
* Ủng hộ công nhân chống áp bức, bất công
* Ủng hộ Nhà nước pháp quyền với báo chí và hệ thống tòa án hoạt động độc lập.”
Theo Đảng dân chủ Việt Nam:
“Đối với Nguyễn Tiến Trung, việc lập ra “Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ”, theo cáo trạng cũng là tổ chức phản động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trong khi đó, Viện Kiểm sát không có bất cứ một minh chứng nào từ phát ngôn đến việc làm của Tập hợp này cho thấy chống phá. Hiện nay Việt Nam vẫn hô hào phải phát huy dân chủ trong toàn Đảng và toàn dân, thì việc thành lập Tập Hợp của thanh niên để cổ vũ dân chủ một cách ôn hòa như nói trên có gì sai chủ trương? Đảng và nhà nước muốn có sự điều chỉnh thì đề nghị thay đổi, thêm bớt nội dung và hình thức hoạt động, sao lại ngang nhiên gọi là phản động? Nếu vậy, chủ trương của Đảng và nhà nước mở rộng dân chủ cũng là phản động? Và cũng chính vì vậy, dưới não trạng bảo thủ của Đảng, cả thế giới đang nỗ lực cho dân chủ được trọn vẹn hơn, tất cả đã trở thành phản động đang thực hiện “diễn biến hòa bình”. Thêm vào đó, tổ chức Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ được thành lập theo đúng thủ tục pháp lý về lập hội theo luật pháp của nước Pháp, nơi tổ chức đặt trụ sở chính. Nói tổ chức này là “chống phá,” tự Nhà nước đã thể hiện mình đang đi ngược xu thế phát huy quyền công dân ở các nước trên thế giới – một xu thế đã được tôn vinh bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1968 mà chính Việt Nam đã đặt bút ký..”
“Tập hợp thanh niên dân chủ” thành lập theo đúng Điều 69 Hiến pháp; trong các văn kiện chính thức không có điều nào đòi lật đổ “chính quyền nhân dân” như Điều 79 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCNVN.
Đảng viên đảng Dân chủ Việt nam
Đảng Dân chủ Việt nam, được thành lập vào năm 1944, tự ngưng hoạt động năm 1988 và đã được cố giáo sư, cựu Tổng thư ký Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Mác- Lênin long trọng tuyên bố khôi phục hoạt động vào ngày 01/06/2006 tại Thủ đô Hà nội; theo “Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng Lao động Việt nam tại Đại hội lần thứ 2” ngày 11/02/1951, Đảng Dân chủ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt nam giúp thành lập “để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Viêt nam” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ đã luôn sát cánh và ủng hộ Đảng Cộng sản Việt nam suốt từ năm 1944 đến năm 1988 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Hiến pháp và luật pháp Việt nam không có điều nào cấm hoạt động đa đảng. Việt nam luôn có đa nguyên, đa đảng từ năm 1945 đến năm 1988. Hiện nay, Đảng Dân chủ hoạt đông lại ngay tại Việt nam, Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN không có văn bản nào cấm Đảng này hoạt động. Sinh thời, ông Hoàng Minh Chính cũng không bị truy tố về việc phục hoạt Đảng Dân chủ. Đường lối đấu tranh của Đảng Dân chủ phù hợp với bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp quốc và các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, màchính quyền VN đã tham gia và cam kết kết thi hành, đồng thời cũng phù hợp với điều 69 Hiến pháp VN. Đảng Dân chủ tuyên bố : Đảng này mong muốn sát cánh cùng với Đảng Cộng sản phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, không bao giờ có tư tưởng “lật đổ chế độ”.
Nguyễn Tiến Trung cũng như các đảng viên Đảng Dân chủ khác, là người đấu tranh dân chủ ôn hòa, là trí thức ưu tuù của đất nước, có đầy đủ điều kiện để sống cuộc đời bình an,hạnh phúc, nếu anh chấp nhận con đường của Đảng CSVN, bỏ mặc cho toàn dân luôn bị thiệt thòi trong cuộc sống, bỏ mặc cho đất nước luôn phủ đầy màu đen trước họa xâm lăng của TQ. Anh chỉ muốn Đảng CSVN phải thay đổi tư duy để phù hợp với nền văn minh của thế giới, đường lối đấu tranh của Đảng Dân chủ là thực hiện sự công bằng, dân chủ trong việc điều hành đất nước để thu hút tối đa nguồn nhân lực và nhân tài phục vụ đất nước. Chưa bao giờ anh chủ trương loại bỏ Đảng CSVN, bởi vì anh nguyên là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, xuất thân từ gia đình có cha mẹ, ông bà là đảng viên ĐCSVN.
Cương lĩnh của Đảng Dân chủ ghi rõ:
“1. Đảng Dân Chủ Việt Nam hoạt động nhằm đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam là dân chủ, đoàn kết để phát triển đất nước toàn diện và bền vững.
2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của nhân dân theo các nguyên tắc của Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và các Công ước quốc tế phù hợp nguyện vọng dân tộc Việt Nam.
3. Tạo lập xã hội dân chủ, công bằng. Thực thi tự do ngôn luận, tự do lập hội để chống lạm quyền và mọi tiêu cực trong xã hội. Chấm dứt tình trạng nhân dân sống trong sợ hãi.
4. Thực hiện quyền ứng cử và bầu cử tự do, công bằng, trung thực (có quốc tế giám sát) để xây dựng một Quốc hội mới, một Nhà nước mới thực sự của Dân, do Dân, vì Dân. Quốc hội mới sẽ xây dựng một Hiến pháp mới thực sự dân chủ, một hệ thống luật pháp mới thực sự công minh.
5. Xây dựng một cơ chế mới, chuyển xã hội từ văn minh nông nghiệp tiến tới một xã hội văn minh trí tuệ, hiện đại, nhân bản, lấy kinh tế thị trường làm nền tảng.”
Theo trang “Phong trào dân chủ Việt nam”:
“Điều ngạc nhiên là các nhân vật bị truy tố nói trên có các hoạt động liên quan tới việc lập các đảng phái chính trị theo xu hướng cải cách, việc làm này phù hợp với vấn đề lập hội trong Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 bản sửa đổi năm 2001 ghi rõ: “Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (2). Việc theo quy định của pháp luật ở đây chắc chắn là liên quan đến việc hoạt động phải xin phép, vì pháp luật Việt nam không hề có văn bản nào cấm các đảng chính trị đăng ký hoạt động, điều này hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948) mà Việt Nam sau khi gia nhập Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977 cũng đã kí Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Điều 20 đã ghi rõ: “Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.” Theo cáo trạng cho biết các nhân vật trên đang trong giai đoạn soạn thảo cương lĩnh, điều lệ do đó không thể quy kết tội lập hội trái phép (không xin phép) được.
Sự thay đổi chính quyền cũ bằng chính quyền mới thông qua bầu cử tự do công bằng không có nghĩa là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền và càng không phải là lật đổ, bởi bầu cử tự do công bằng thực chất là sự lựa chọn chính quyền tuân theo ý nguyện của dân chúng thông qua lá phiếu bầu của họ”.
Theo Trọng Nghĩa trên BBCVietnamese:
“Nguyễn Tiến Trung sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thơng tin ở Pháp đã quyết định trở về đóng góp vào sự phát triển của đất nước, dù cơ hội làm việc và gây dựng gia đình ở nước ngoài trong tầm tay.
Chúng ta cũng cần hiểu đúng về “chính quyền nhân dân”. Ở Việt Nam ai cũng biết các cuộc bầu cử đều theo hình thức “Đảng cử dân bầu”, mà quan trọng nhất nhân sự do Đảng chọn, lá phiếu của người dân chỉ là hợp thức hóa quyền lực cho nhân sự đó. Miễn cưỡng chấp nhận thì có thể gọi đó là “chính quyền bán nhân dân” (một nửa), chứ không phải là “chính quyền nhân dân”. Do vậy, đúng ra nên dừng lại phiên tòa, xác định lại nội dung cùa “chính quyền nhân dân”và giải thích một cách trung thực, công bằng, khoa học trước khi đưa ra áp dụng. Xét ở điểm này, vì không có một “chính quyền nhân dân” đích thực nên càng chẳng có ai là tội phạm “lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong thời gian dài, cùng với điều 88 hay 79 nói trên là hàng loạt chỉ thị của Đảng ban hành cảnh giác và chống lại “Diễn biến hòa bình”. Thật ra, đây là một quá trình diễn biến tự nhiên theo quy luật, xóa bỏ những rào cản trên con đường loài người đi đến tự do văn minh. Sự cản trở ấy chính là một vài thể chế, mô hình lạc hậu còn sót lại trên cả thế giới, hay thậm chí chỉ một phe phái bảo thủ làm ì cả một thể chế.
… Cụ thể về đường lối, Đảng Dân Chủ thượng tôn pháp luật. Ngày 1-9-2008, Đảng Dân Chủ đã ra “Bản Tuyên bố quan điểm” gồm có 6 điểm, trong đó nêu rõ: “Đảng Dân chủ Việt Nam ủng hộ chính sách đoàn kết dân tộc theo nguyên tắc tự do, dân chủ và bình đẳng”; và “Đảng Dân chủ Việt Nam xem đảng cầm quyền là một đối tác chính trị trong sứ mạng bảo vệ tổ quốc, dân chủ hóa xã hội, phát triển đất nước và bảo đảm quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của toàn dân”. Như vậy, từ tuyên bố đến việc làm, Đảng Dân Chủ luôn kêu gọi đoàn kết hợp tác, không kích động thù nghịch. Nhưng đoàn kết hợp tác không thể thực hiện trên nguyên tắc chỉ có một đảng, mà phải có các đối tác lấy “tự do, dân chủ và bình đẳng” làm nguyên tắc nền tảng. Đảng Dân chủ kêu gọi dân chủ tiến bộ, Đảng Cộng sản Sản Việt Nam cũng kêu gọi dân chủ, đổi mới - cả hai có gì để chống đối nhau? Điều 3 Hiến pháp Việt Nam với mục tiêu “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ”, Đảng Dân chủ cũng tôn trọng và cam kết hết sức mình thực hiện mục tiêu này.
Vì thế, không có “nguy cơ” nào, mà thay vào đó là thời cơ thuận lợi cho Đảng cộng sản tự đổi mới, đáp ứng nhu cầu dân tộc và thời đại, nếu không muốn thấy các đảng viên kỳ cựu, liêm khiết lần lượt rời bỏ lánh xa. Có cạnh tranh chính trị sẽ khiến đảng cầm quyền phải làm việc tốt hơn; mà như vậy là có lợi cho chính quyền nhân dân, có lợi cho dân, cho nước.
Vậy ai là tội phạm? Câu trả lời: Hoặc là tất cả những công dân Việt Nam, hoặc là Đảng cộng sản Việt Nam. Vì sao? Bởi vì ai ở Việt Nam đều cũng có thể trở thành đối tượng bị bắt giam theo điều 88 hay 79 nếu dám nói lên chính kiến của mình, dám bảo vệ cái đúng, bảo vệ tiến bộ và công bằng. Những ai dám thành lập các hội đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp hay tầng lớp của mình dưới quan điểm của Đảng cộng sản đều là tội phạm. Thật vậy, nông dân chỉ dám biểu tình riêng lẻ vùng miền, đòi quyền lợi bị mất nhưng không được đáp ứng, nên ngày nay ở Việt Nam hình thành tầng lớp dân oan. Giả sử nông dân, công nhân và các tầng lớp khác cũng nói lên tiếng nói tương tự, tất cả sẽ bị công an và quân đội của Đảng đàn áp, bắt giam. Vì họ không có tổ chức nào chặt chẽ nên dù với số lượng đông nhất, họ vẫn bị thua thiệt nhiều nhất: đói nghèo, học lực thấp, nông thôn và nông nghiệp không được chính sách bảo hộ, bị cướp đất, kéo ra thành thị bán sức lao động… Công nhân vì không được thành lập các nghiệp đoàn nên cũng bị bóc lột. Những trí thức tâm huyết với dân tộc và nhìn ra căn nguyên vấn đề xã hội, dám nói lên tiếng nói của mình bênh vực cho nhân dân, vì lợi ích dân tộc, đã bị Đảng cộng sản bắt giam. Những công dân trong các đạo giáo đòi quyền lợi bị tước đoạt cũng bị đàn áp, bắt giam. Giả sử nông dân, công nhân và các tầng lớp khác cũng nói lên tiếng nói tương tự, tất cả sẽ bị công an và quân đội của Đảng đàn áp, bắt giam.
Nhà nước hi sinh quyền lợi của người nông dân, thu hồi đất bừa bãi để xây sân golf và xây dựng khu công nghiệp; nhà nước hy sinh quyền lợi của người công nhân để thu hút đầu tư nước ngoài, bằng cách chối bỏ quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập, giữ lương cơ bản ở giá rẻ mạt và ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh người lao động bị chèn ép bởi chủ tư bản nước ngoài và sống khổ cực. Không những chỉ là “tư bản chủ nghĩa” mà còn là chủ nghĩa tư bản hoang dã mà các nước phương Tây đã vượt qua từ lâu.
Vậy ai mới đang “từng bước chuyển hóa chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa” đây? Không những chỉ là “tư bản chủ nghĩa” mà còn là chủ nghĩa tư bản hoang dã mà các nước phương Tây đã vượt qua từ lâu. Bộ chính trị Đảng cộng sản mới là tội phạm số một, vì đã “gây hậu quả ngiêm trọng” đẩy đất nước vào con đường chủ nghĩa tư bản hoang dã, hằn sâu bất công trong xã hội. Nhưng lạ thay, pháp luật trong tay của Đảng đã biến trắng thành đen và ngược lại, không hơn không kém là công cụ chỉ nhằm bảo vệ Đảng”.
Theo LS Nguyễn Tường Bá:
“Cáo trạng cũng nêu: “Tổ chức có tên gọi ‘Đảng Dân Chủ Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 6 năm 2006.” Một lần nữa, Viện Kiểm sát của Đảng cộng sản đã cố tình quên lịch sử Đảng cộng sản và và lịch sử nước nhà. Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập từ năm 1944 và hoạt động sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong hai cuộc chiến giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước cho đến năm 1988. Giữa năm 2006, Đảng Dân chủ được khôi phục sinh hoạt bởi chính nguyên cố Tổng Thư Ký là ông Hoàng Minh Chính. Cần nhắc Viện Kiểm sát tối cao: không có Đảng Lao động, Đảng Xã hội mới thành lập, càng không có Đảng Dân chủ Việt Nam nào thành lập giữa năm 2006.
Thứ hai, cáo trạng cố tình cắt xén các luận điểm trong cương lĩnh của Đảng Dân chủ khi trích dẫn: “Trong tài liệu có tên gọi là “Cương lĩnh” của tổ chức này [Đảng Dân Chủ] đã xác định: xây dựng một Quốc hội mới, Nhà nước mới,… Hiến pháp mới,… hệ thống pháp luật mới…”. Để hiểu trọn vẹn vấn đề, đề nghị cáo trạng phải trích dẫn những điểm quan trọng nhất ở điều 4, phần I về “Đường lối” của Cương lĩnh Đảng Dân chủ Việt Nam vốn được trình bày đầy đủ như sau: “Thực hiện quyền ứng cử và bầu cử tự do, công bằng, trung thực (có quốc tế giám sát) để xây dựng một Quốc hội mới, một Nhà nước mới thực sự của Dân, do Dân, vì Dân. Quốc hội mới sẽ xây dựng một Hiến pháp mới thực sự dân chủ, một hệ thống luật pháp mới thực sự công minh”. Việc cắt xén đó không những thiếu trung thực mà hoàn toàn có tính toán xuất phát từ cạnh tranh hoạt động chính trị không lành mạnh. Đảng Dân Chủ Việt Nam thượng tôn pháp luật, đường lối của Đảng như đã nêu hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp hiện hành.
Thứ ba, Viện kiểm sát không hề chứng minh được ý chí tinh thần cũng như hoạt động cụ thể cấu thành tội phạm “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.” Không một câu nói hay đoạn văn được trích dẫn nào trong bản cáo trạng cho thấy ý muốn “lật đổ chính quyền” của từng bị can Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Đảng Dân chủ mà họ tham gia hay làm việc cùng cũng không có ý “lật đổ chính quyền,” vì Đảng Dân chủ chủ trương hoạt động ôn hòa, bất baọ động, tôn trọng luật pháp, như đã thể hiện rõ trong Bản tuyên bố quan điểm chính trị ngày 1 tháng 9 năm 2008. Về hành động cụ thể, các bị can không hề có hành động nào có thể gọi là “lật đổ chính quyền,” ngay cả tụ họp biểu tình cũng không có. Ngược lại, các hành động cụ thể của Đảng Dân Chủ là để đóng góp cho đất nước. Ví dụ, nguyên cố Tổng thư ký Hoàng Minh Chính thậm chí đã ủng hộ Liên Hiệp Quốc đưa Việt Nam vào làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Đó là những hành động cụ thể bảo vệ đất nước chứ không phải hành động nhằm lật đổ chính quyền.
Theo Nguyên Hồng, thành viên khối 8406 Việt nam:
“Về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trước hết tự cụm từ “lật đổ” đã mang nặng tính bạo lực. Chỉ có sức mạnh vật chất, sức mạnh bạo lực mới thực hiện được hành vi lật đổ. Muốn thực hiện được một âm mưu lật đổ bằng vũ lực thì người ta phải chuẩn bị vũ trang bằng súng đạn, hay ít ra cũng phải bằng gậy gộc, giáo mác. Nhưng đảng Dân Chủ không hề chủ trương dùng bạo lực, họ chỉ đấu tranh bất bạo động.
Đảng Dân Chủ nếu muốn lật đổ chính quyền CSVN thì ngoài việc phải chuẩn bị sức mạnh bạo lực, họ còn phải chuẩn bị lực lượng để thay thế cái chính quyền ấy. Nhưng dường như không có một tài liệu nào chứng minh được điều này. Như vậy nếu như chế độ CS tại Việt Nam vì lý do nào đó mà sụp đổ, thì chính quyền mới sẽ hoàn toàn do nhân dân chọn lựa. Vậy thì đảng Dân Chủ lật đổ chính quyền để làm gì?
Như vậy muốn kết tội các nhà dân chủ nói trên, thì nhà nước Việt Nam hiện nay cần bổ sung tội danh “âm mưu thay thế chính quyền”, hoặc “âm mưu giải thể chính quyền”, vào bộ luật hình sự của họ thì mới có đủ cơ sở.
Có người nói rằng “các nhà dân chủ đã nhận tội rồi, có bằng chứng là các Video hẳn hoi, vậy thì còn gì để mà nói nữa”. Nếu một tòa án mà các thẩm phán có đủ năng lực (chỉ cần ở mức thần kinh bình thường) thì không ai dám kết tội một người chỉ vì anh ta đã… nhận tội. Vì vậy các đoạn Video nhận tội của các vị Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung chỉ có tác dụng lừa bịp dư luận quần chúng, và đe dọa những người đấu tranh, mà không hề mang một giá trị pháp lý nào!!!”
Theo Nhà báo Bùi Tín:
“Ý muốn thay đổi chế độ độc đoán bằng chế độ dân chủ bằng tuyên truyền, vận động, không bạo lực lại là lật đổ ư? Thảo ra một bản hiến pháp mới trong đó hình thành một chế độ chính trị đa đảng đa nguyên trong hoà bình, trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, thế mà là lật đổ ư?...
Tất cả những hoạt động của 4 nhà yêu nước, đòi dân chủ cho dân sắp ra toà đều nằm trong khuôn khổ của hiến pháp hiện hành, công nhận quyền tư do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội của mỗi công dân.
Kết tội lật đổ, vậy chủ trương lật đổ bằng phương tiện gì? vũ khí gì? phương tiện nào ? bom đạn, súng ống ở đâu ? chiêu mộ chiến sỹ ra sao? huấn luyện và chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền ra sao ? Họ họp hành, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, hướng dẫn dư luận, khuyến khích công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa về đổi mới đất nước toàn diện, đồng bộ, sao lại chụp mũ cho họ là lật đổ. Luật pháp nào? chứng cứ nào? Máy vi tính, luận văn ôn hoà là tang chứng ư?"
Theo LS Lê Trần Luật trên trang talawas.org:
“Theo điều luật mô tả thì người bị xem là phạm tội này (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) điều kiện cần là phải có một trong hai hành vi: thành lập hoặc tham gia, điều kiện đủ là tổ chức đó phải có “âm mưu lật đổ”. Hiện nay, cũng như trước kia các giáo trình được giảng dạy tại các trường đại học luật ở Việt Nam không đi sâu phân tích các khái niệm trong tội danh này. Bản thân Tòa án Tối cao cũng chưa bao giờ giải thích. Rất khó cho thẩm phán cũng như luật sư khi nhận định về tội danh này. Theo điều luật thì chỉ cần dừng lại ở mức độ “âm mưu” cũng đã phạm vào tội này. Điều này mâu thuẫn với với Điều 8 BLHS: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”Nếu chỉ dừng lại ở mức độ “âm mưu” thì rõ ràng chưa có hành vi được biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan của các tổ chức, và do đó chưa thể nói là các tổ chức này gây nguy hiểm cho xã hội được, như vậy không thể xem hành vi thành lập hoặc tham gia là hành vi phạm tội được.
Mặt khác để chứng minh các tổ chức này có “âm mưu lật đổ” là rất khó. Các tổ chức được thành lập với mục đích đấu tranh cho các giá trị dân chủ và nhân quyền không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì mục đích của loài người là hướng đến các giá trị này. Các tổ chức này nếu lấy “bất bạo động” làm phương pháp đấu tranh cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ” vì bản thân phương pháp bất bạo động không chứa đựng sự lật đổ. Các hoạt động nhằm thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái cũng không thể bị xem là có “âm mưu lật đổ”. Hoạt động thay thế sự lãnh đạo của một đảng phái là hoạt động hết sức bình thường trong đời sống chính trị của các nước dân chủ đa nguyên. Ngay cả ở các nước độc đảng thì việc thay thế sự lãnh đạo cũng không thể xem là tội phạm vì đơn giản hành vi đó không nguy hiểm cho xã hội và tổ chức đảng không thể đồng nhất với chính quyền nhân dân.
Vấn đề tiếp tục được đặt ra là: chính quyền như thế nào thì được gọi là “chính quyền nhân dân”? Dựa trên ngữ nghĩa của các từ, có thể tạm hiểu chính quyền nhân dân là chính quyền của dân, ở đó quền lực thực sự thuộc về nhân dân. Một chính quyền được gọi là của nhân dân khi và chỉ khi cơ chế bầu cử thực sự dân chủ, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu phải được tôn trọng triệt để. Bản thân các chế độ độc đảng, không có sự lựa chọn thứ hai thì không thể nói cơ chế bầu cử là dân chủ và quyền lực thực sự đã thuộc về nhân dân.
Còn rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong nôi tại của điều luật này mà lẽ ra Tòa án Tối cao phải giải thích. Ví dụ như: việc gây hậu quả nghiêm trọng được định lượng như thế nào? Đồng phạm là người nước ngoài được xử lý ra sao? V.v…
…Việc thay đổi tội danh cho thấy sự thiếu chắc chắn của cơ quan an ninh, và đặt biệt cho thấy sự mâu thuẫn trong “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây với các tình tiết khác và với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo lập luận này thì rõ ràng tại thời điểm đó, bản thân các cơ quan tố tụng chưa xác định được chính xác tội danh thì làm sao các anh lại biết mình có tội để nhận và xin khoan hồng? Nếu công nhận mình có tội thì các anh phải nhận rằng: “tôi đã có âm mưu lật đổ chính quyền”, có như vậy mới phù hợp với tội danh hiện nay. Sự mâu thuẫn này cho thấy có cơ sở để tin rằng: “lời nhận tội và xin khoan hồng” trước đây là không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức của các anh mà từ sự tác động bên ngoài. Nếu không đúng sự thật hoặc không xuất phát từ nhận thức thì không còn ý nghĩa, kể cả khi Tòa án phán quyết rằng có tội
Theo Kami (diễn đàn x-café):
“Tội danh mà chính quyền đã cáo buộc cho LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung là hoàn toàn vô lý không có cơ sở. Thực chất những người đó họ không hề phạm tội mà ngược lại họ là những người nhà nước pháp quyền và có công tiên phong đi đầu trong vấn đề đòi hỏi chính quyền nhà nước và đảng CSVN phải cải cách nhanh hơn nữa nhằm tiến tới thiết lập một một xã hội dân sự. Đó mới thực chất là một chính quyền nhân dân thực sự mà họ đòi hỏi cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn chỉnh, vậy tại sao lại cáo buộc cho họ tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được.
Có chăng đó là họ là những người tiên phong đập bỏ cái cơ chế cũ lạc hậu giả danh chính quyền nhân dân hiện tại bằng một chính quyền nhân dân thực sự của dân do dân và vì dân. Một xã hội dân sự, một nhà nước pháp quyền như Hồ Chủ Tịch nói:(trích)
“Nhà nước ta hôm nay phải do nhân dân ta lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, thay mặt mình tham gia cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước, quyết định tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thay mặt cho nhân dân quản lý đất nước và quản lý xã hội, giữ quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Việc xây dựng nhà nước do đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam.”
Và : “Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết. Dân bầu ra người đại diện cho mình và có quyền bãi miễn nếu họ không còn xứng đáng. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đổi Chính phủ”.
LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền khác đã làm đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sao lại ghép tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho họ được? Nếu có họ chỉ có khuyết điểm chỉ là xuất phát quá nhanh trước khi nhận được sự cho phép chính thức của chính quyền”.
Nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) - một trong 3 trí thức đề xuất Kiến nghị ngừng khai thác bôxít - vừa công bố bài viết :
"Thêm một lời khuyên chân thành" (xem trên mạng BauxiteVietnam. info), với niềm tin rằng 3 bạn trẻ Công Nhân, Định và Trung là những trí thức chân chính, "họ học cho dân tộc và cho đất nước", "họ học thật nên họ có nhận thức mới và họ phải hành động"; bài viết thiết tha khuyên, kêu gọi nhà cầm quyền hãy "đối thoại chân tình" với các thanh niên ưu tú ấy thay vì đàn áp họ, hãy chung sức tổ chức Hội Nghị Diên Hồng Thế Kỷ XXI.
Đảng CSVN cũng cần lắng nghe các ý kiến phản biện của nhân dân để đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân hơn và dân chủ hóa cũng là phương cách tốt nhất giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Theo tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ trên BBCVietnamese:
“Trên thực tế các hoạt động gọi là đảng phái của họ mới chỉ ở trên giấy, không người dân nào biết tới ngoại trừ cơ quan an ninh Việt Nam. Vả lại thẳng thừng mà nói, tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân” khó áp cho hoạt động đa đảng. Thực vậy, trong thể chế cộng hòa, chính quyền nào chẳng là “chính quyền nhân dân” bởi đều thoát thai từ lá phiếu bầu của dân chúng, đồng nghĩa “lật đổ chính quyền nhân dân” chỉ có thể là hành vi của những kẻ ngằn ngặt muốn phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế hay chế độ quân phiệt, nơi không một đảng phái nào, nói gì đến đa đảng, có thể tồn tại!”
Theo Trung tướng Đặng Quốc Bảo, 81 tuổi, nguyên UVTW Đảng CSVN, Hiệu trưởng trường đại học Kỹ thuật quân sự, Bí thư thứ I TƯ Đoàn TNCSHCM, Thứ trưởng bộ ĐH và TH chuyên nghiệp, Trưởng ban khoa giáo TW Đảng:
“Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn và lãnh đạo không thực sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá Đảng từ bên trong vì làm mất lòng tin của quần chúng; không ai phá hay lật đổ, chính kẻ biến chất trong Đảng tự phá, tự lật đổ cái Đảng này”.
Một số vấn đề cần chú ý.
Đối với Trung.
12 năm liền Trung là học sinh giỏi xuất sắc; năm 1996 Trung đạt giải 3 cuộc thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc; năm 2001 đãt thi đỗ Á khoa Học viện ngân hàng TP.HCM (30/30 đ) và đỗ điểm cao (26,5đ) vào khoa Công nghệ thông tin trường Đại học bách khoa TP.HCM. Tại Đại học INSA De Rennes, Cộng Hòa Pháp, với thành tích học giỏi, Trung nhận được học bổng Effel – học bổng danh giá nhất của Chính phủ Pháp dành cho sinh viên nước ngoài.
Trong các năm học, Trung đã nhiều lần được khen thưởng:
1. Bằng khen (BK) của Đoàn TNCS HCM ngành hàng không năm 2001: 12 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc.
2. Giấy khen (GK) của Trường chuyên Lê Hồng Phong năm 2001: Tú tài loại giỏi (9,08 đ); Á khoa Học viện Ngân hàng (30đ); đỗ ĐH Bách khoa ngành công nghệ thông tin (26,5đ).
3. 2 BK của Trung ương Đoàn TNCS HCM năm 1996 và 1997 về thành tích trong học tập
4. 4 BK khác của Đoàn TNCS HCM ngành Hàng không năm 1993, 1995, 1996, 1998 về thành tích trong học tập và rèn luyện.
5. Rất nhiều GK trong tất cả các năm học.
Về nhận thức, Trung cho rằng chỉ có con đường dân chủ và pháp trị mới đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tôn giáo, mọi sắc tộc, mới khơi dậy được mọi tiềm năng, sức mạnh của đồng bào cả trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tranh thủ “thời cơ vàng”, tránh “hiểm họa đen” (như lời bác Nguyễn Trung trên “Vietnamnet”), nhất là trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Đây là thời cơ đổi mới để phát triển toàn diện đất nước. Đảng CSVN cần “vượt qua cái bóng của mình”, phải đổi mới mạnh mẽ, đưa đất nước đi lên, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của hàng triệu đồng bào, đồng chí trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
Bài thơ “Tự bạch” của Nguyễn Tiến Trung:
Ta sẽ về chốn cũ
Nơi lang sói (*1) rập rình
Giữa muôn ngàn thử thách
Lòng ta vẫn kiên trinh.
Quê hương còn đau nặng (*)
Đâu lẽ ta đứng nhìn ?
Gian nan đời nước nhỏ (*2)
Đâu lẽ ta lặng im ?
Chân dẫm muôn ngàn nẻo
Qua cả vạn dặm đường
Tự do nơi đất khách
Dân chủ – mộng đêm trường.
Đi tìm người đồng chí
Phối hợp cả trong ngoài
Vận động nơi quốc tế
Hướng về một ngày mai.
Đường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên…
Phần chú thích của Nguyễn Tiến Trung
(*) “Lang sói” để chỉ những người có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật, lợi dụng chức quyền để ức hiếp dân
(*) Lấy ý từ bài hát “Quê hương đau nặng“ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Khi chỉ còn 6 tháng là hết tuổi nghĩa vụ quân sự, với trình độ thạc sĩ – kỹ sư công nghệ thông tin, đang có việc làm ổn định tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và đang theo học đại học Quản trị kinh doanh, Trung hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngày 15/02/2008 Trung nhận được giấy gọi nhập ngũ, thì trước đó, vào ngày 04/01/2008 Trung đã có visa đi Mỹ tiếp tục học tập, nhưng Trung kiên quyết ở lại nhập ngũ góp phần bảo vệ Tổ quốc. Trong lý lịch nghĩa vụ quân sự, chủ tịch UBND phường 4, trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự quận Tân bình đã đóng dấu và có nhận xét Trung “ có phẩm chất đạo đức tốt”, “chưa có tiền án, tiền sự”, “đủ tiêu chuẩn được nhập ngũ”. Như vậy, những hoạt động của Trung trước khi nhập ngũ không hề vi phạm luật pháp Việt nam và Trung vẫn là một công dân tốt.
Trong thời gian học tại Cộng Hòa Pháp, vì phải tập trung vo việc học và phải lao động làm thêm để kiếm sống, nên Trung không thể có nhiều thời gian hoạt động xã hội. Trong thời gian ở Việt nam, Trung cũng phải vừa đi làm, vừa đi học và được công an kiểm soát, nên cũng không có điều kiện hoạt động gì nhiều. Và đặc biệt, trong thời gian trong quân ngũ, Trung hoàn toàn không hoạt động gì được.
Dư luận quốc tế.
Trung là người có đạo đức tốt, có tấm lòng yêu nước thương dân rất nồng nàn, trong sáng, rất có tâm huyết với sự phát triển của đất nước vàsẵn sàng dấn thân vì quyền lợi của nhân dân.
Gíao sư Philippe Echard, Đại học Rennes, người từng là trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Viện INSA khi Nguyễn Tiến Trung còn theo học ở đó đánh giá về anh như sau: "Ở đại học, Trung là một sinh viên rất giỏi, học hết năm thứ nhất, anh đã đỗ đầu khóa. Đó là lý do đầu tiên tôi chú ý đến Trung. Ngoài ra Trung còn là người suy nghĩ rất nhanh nhạy. Tôi có thể khẳng định là trong các buổi thảo luận rất tự do trong lớp, Trung không bao giờ tỏ thái độ chống đối chính quyền Việt Nam. Trái lại, cũng như những sinh viên Việt Nam khác, Trung là một người có tinh thần dân tộc rất cao, theo nghĩa tốt của nó, tức là anh ta yêu đất nước mình, nhưng có lẽ anh ta nóng lòng muốn cho đất nước mình tiến nhanh hơn trên con đường dân chủ, chứ không phải theo con đường hiện nay ở Việt Nam."
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, nhận định rằng cáo buộc anh Nguyễn Tiến Trung "âm mưu chống phá nhà nước" là ngụy tạo và vô ích vì "đây chỉ là những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ." Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung và các nhà dân chủ khác một phần nằm trong chiến dịch trấn áp báo chí kể từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị hồi đầu năm 2008 kiêm nhiệm chức trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - một chức vụ có sự hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vấn đề về tư tưởng.
Cũng liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã chính thức lên án hành động này, cho rằng trong lúc thế giới đang đổ dồn sự chú ý về Iran và Tân Cương thì Chính quyền Việt Nam đã liên tục bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ từng người một, đặc biệt là những người luôn khích lệ cho tiếng nói tự do dân chủ của Việt Nam bằng ngòi bút của mình, và điều đó đã đánh mất thành quả dân chủ của Việt Nam có được trong 10 năm.
Ngày 14/7, Liên hiệp châu Âu (The European Union) với đại diện là Nhóm Bộ ba EU (EU-Troika) gồm Đại sứ Thụy Điển, Tây Ban Nha và Ủy hội châu Âu (The European Commision) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đặc biệt liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung.
Theo Thông tấn xã Pháp Agence France-Presse (AFP), một số nhà phân tích về Việt Nam như David Koh, Carl Thayer, và Ben Kerkvliet cho rằng các vụ bắt người kể từ vụ bắt Luật sư Lê Công Định và bao gồm cả vụ bắt Nguyễn Tiến Trung, là một phần của một chiến dịch trừng phạt dài ngày của chính phủ Việt Nam và nó phản ánh sự nhạy cảm của chính phủ này đối với các thế lực nước ngoài mà họ cho là thù địch.
Ngày 27 tháng 7 Tổ chức Phóng viên không biên giới tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về việc bắt giữ này. Thông cáo báo chí nói họ đã bị "sốc" khi biết Nguyễn Tiến Trung không được phép tiếp xúc với luật sư hay người thân trong suốt ba tuần bị giam giữ, cho rằng đây là một trong các phương pháp "đáng hổ thẹn" (disgraceful) của an ninh Việt Nam nhằm triệt tiêu ý chí của những người bất đồng chính kiến trước khi buộc họ phải nhận "tội" như đã làm với luật sư Lê Công Định trước đó.
Ngày 2 tháng 8 vào 26 tháng 9 một nhóm người ủng hộ Nguyễn Tiến Trung trong đó có giáo sư Philippe Echard, Đại học Rennes, Pháp, đã tổ chức biểu tình tại quảng trường Trocadero, Paris để vận động thả tự do cho anh. Ông Echard cho rằng, việc một người bị bắt vì bày tỏ ý kiến, nói lên tiếng nói dân chủ của một công dân là không bình thường”.
Vào ngày 22-10-2009, Ủy ban vận động trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung đã tổ chức buổi họp báo tại trường Insa de Rennes, ngôi trường nơi anh Trung từng theo học với sự tham gia của:
* Ông Alain Jigorel (hiệu trưởng trường Insa de Rennes)
* Bà Mono Bras, cố vấn vùng Bretagne, cố vấn thị trưởng Guingamp.
* Bà Roselyne Lefrançois, cố thị trưởng thành phố Rennes, dân biểu phụ trách quan hệ quốc tế và Châu Âu, cố vấn cộng đồng thành phố Rennes.
* Ông Jean-François Julliard, tổng thư kí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.
Theo nguồn tin trên website của RSF, ngày 22/10/2009, hàng trăm người, trong đó có một số chính trị gia của vùng, đã tham gia vào buổi họp báo và biểu tình. Trong cuộc họp báo, ông Jean-François Julliard nhấn mạnh "Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe lời gọi trả tự do cho nhàđấu tranh dân chủ trẻ Nguyễn Tiến Trung" và khẳng định cần tiếp tục các hoạt động tương tự vì chính quyền Việt Nam rất nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến hình ảnh của Việt Nam. Tờ báo "Le mensuel de Rennes" và "Ouest France" cũng tường thuật lại sự kiện này.
Thư của bà Nicole Kiil-Nielsen, nghị sĩ Âu Châu đến ngài đại sứ Việt Nam ở Pháp
“Trung không những là một sinh viên nổi bật mà còn là một thanh niên trẻ có đầu óc cởi mở với thế giới bên ngoài và gắn bó với tổ quốc của anh, nước Việt Nam. Đó là một chiến sĩ chiến đấu cho dân chủ và hòa bình. Trung còn là người sáng lập ra Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Nhưng Trung đã bị giam cầm từ ngày 7 tháng 7 vừa qua mà không có lí do đáng kể nào, và Trung đã bị giam một cách tùy tiện.Với tư cách là phụ tá cho ngài thị trưởng Rennes, trong một số công tác của mình tôi đã từng phụ trách việc giao lưu giữa Rennes và Huế. Tôi cũng giữ những kỉ niệm tuyệt vời về những ngày tháng ở Huế, một thành phố mà tôi rất yêu thích, và tôi cũng có mối liên hệ rất gắn bó với đất nước và con người Việt Nam. Hiện nay tôi là nghị sĩ Âu Châu và thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại cũng như một chức vụ về nhân quyền. Tất cả mối liên hệ riêng tư với Việt Nam và trách nhiệm hiện tại của mình khiến cho tôi quan tâm đến sự bất công mà Trung là nạn nhân. Đối với tôi, sự đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và dân chủ là cuộc tranh đấu chủ yếu cho quyền con người”.
Bài viết của thầy Echard cho tờ báo sinh viên của Insa de Rennes
« Trung... ngày hôm nay đang bị cầm tù, tại một nơi xa tận bên kia của trái đất, ngay trên đất nước của chính cậu ấy, bởi những lời buộc tội nặng nề.Vì sao cậu sinh viên ấy bị giam từ 4 tháng nay? Vì đã dám nói một cách tự do. Vì đã phê phán ngành giáo dục Việt nam. Vì đã kêu gọi, như vô số các trí thức khác trong nước, nhiều tự do và dân chủ hơn cho người dân.Vì nói chốt lại, đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền mà cậu ấy đã biết nhờ sống và học tập tại Pháp. Trong khi đó chính là điều mà chúng tôi muốn những kỹ sư tương lai của mình làm được: sống như những công dân có trách nhiệm, làm chủ những nguồn lực của sức mạnh giao tiếp bằng lời nói và bằng chữ viết, và thừa nhận quyền tự do ngôn luận của mình.
Một khi đã cầm tấm bằng trong tay, bất chấp những hiểm nguy khi hoạt động chính trị tại đất nước mình, cậu ấy đã trở về. Bởi vì, thôi thúc bởi khát vọng sâu sắc được sử dụng trình độ của một kỹ sư, và niềm tin của một con người tự do, để giúp nước, cậu ấy muốn rằng việc làm của mình phải được thực hiện tại quê hương. Ta có thể cho rằng chỉ ngớ ngẩn mới không đoán trước cậu ấy sẽ bị bắt giam ngay khi cái cớ đầu tiên được tìm thấy. Ta phải hiểu rằng thật ra cậu ấy vừa dũng cảm vừa không hề thiếu suy nghĩ. Trung đã đi học ở nước ngoài để rồi quay lại giúp đỡ đất nước. Trên đường đi, cậu ấy đã phát hiện rằng người ta có thể sống khác đi mà vẫn tự do hơn ở chế độ cộng sản. Sự phát hiện ấy không hề làm cậu thay đổi kế hoạch. Ngược lại nó chỉ càng phát triển và củng cố thêm kế hoạch của Trung.
Giờ đây, Trung là một người bất đồng chính kiến chính trị bị cầm tù. Thật kỳ cục sao những từ ấy vang vọng vào đúng dịp lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự tan rã của toàn khối cộng sản tại các nước châu Âu: một sự lạc lõng.
Thật kỳ cục làm sao khi nghĩ đến Việt nam, đất nước của những khuôn mặt luôn mỉm cười và những cảnh quan tuyệt đẹp (Ôi, Vịnh Hạ Long, ôi, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long) đất nước của ngành du lịch nở rộ, lại chứa đựng một sự thật như thế: đất nước vẫn được Tổ chức nhà báo không biên giới nhắc nhở chiếm thứ 166 trên 175 trên Bảng xếp hạng tự do báo chí thế giới năm 2009.
Thế nhưng đây không phải trò đùa: Trung thật sự đang ở trong tù. Trong những điều kiện khắc nghiệt...Và người ta sợ rằng bản án xét xử cho cậu ấy sẽ thật nặng. Để làm gương răn đe. Để cho tất cả các thanh niên Việt nam đang du học tại nước ngoài được nếm món tự do. Để cho lịch sử bị quên lãng. Để cho Trung bị quên lãng.
Hãy làm gì đó để Trung đừng bị quên lãng. Hãy theo dõi sát sao website của Ủy ban yểm trợ Trung. Hãy tham gia vào những hoạt động mà chúng tôi đề nghị. Hãy đề nghị các ý tưởng nếu các bạn có. Hãy cùng thể hiện quyền tự do ngôn luận mà ngày hôm nay Trung đang bị tước đoạt.
Philippe Echard
Giáo sư Văn hóa – Giao tiếp tại INSA Rennes
Chủ tịch ủy ban yểm trợ trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung
Tổ chức phóng viên không biên giới đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc về việc blogger cũng như nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Tiến Trung, bị giam cầm từ hơn 5 tháng nay và từ nay có thể bị kết án tử hình. “Chúng tôi đòi hỏi tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Tiến Trung. Những lời buộc tội là ngụy tạo. Nguyễn Tiến Trung là một con người hòa bình chưa bao giờ có thể đe dọa được chính quyền Việt Nam. Trung chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, một quyền mà Trung đã học được ở Pháp », tổ chức đòi tự do cho Trung tuyên bố. « Nguyễn Tiến Trung là một người tiên phong. Nhà cầm quyền muốn đây là một bài học để đe dọa những sinh viên Việt Nam khác mà, sau khóa học ở nước ngoài, muốn về nước và đòi hỏi quyền tự do dân chủ ».
Tổng hợp xong ngày 01/01/2010.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire